NGHỆ THUẬT TRONG MÓN ĂN CỦA NHẬT BẢN

1. Sushi & Sashimi.

Nhắc đến món ăn Nhật Bản ta không thể không nhắc đến Sushi và Sashimi đây là những món ăn mang linh hồn của ẩm thực Nhật.

Sashimi là món ăn bao gồm các miếng hải sản tươi sống ăn kèm với củ cải bào và lá tía tô, trong khi đó sushi là món cơm trộn giấm mà bên trong hoặc trên bề mặt mỗi miếng cơm có hải sản tươi sống, hoặc hải sản đã được nấu chín (nướng, hấp…) hay một số loại rau củ.

 

 

2. Chirashi-don

Chirashi-don

Chirashi-don được kết hợp giữa sự giản dị tao nhã của những miếng cá sống tươi ngon với sự thoải mái từ bát cơm dung dị hàng ngày – donburi. Món đặc biệt tại Uogashi Senryo chính là Kaisen hitsumabushi, một loại chirashi donburi được trộn với rất nhiều miếng cá sống và được đặt trên cùng là uni – nhím biển và ikura – trứng cá hồi.

Chirashidon bắt mắt với những miếng cá tươi sống

Thưởng thức món ăn này là cả một quá trình bao gồm nhiều thủ tục, gần như một nghi lễ vậy. Cá và cơm ban đầu được trộn với dầu đậu nành và wasabi (mù tạt), sau đó là với rau đã được ngâm trước. Khi phần nhiều hỗn hợp trên đã được thưởng thức qua, người ta sẽ rót thêm vào một ít dashi (canh) vào phần cơm còn lại. Món ăn giờ đây lại được thưởng thức như một bát súp ngon lành

3.  Cơm cà ri.

Cơm cà ri được đưa vào bữa ăn của hải quân Nhật Bản lần đầu tiên vào thời Minh Trị. Sau khi nước Nhật kết thúc chính sách bế quan tỏa cảng, người Anh đã đến đây và mang theo món ăn này. Sau này món ăn này đã trở lên phổ biến tại Nhật và có nhiều biến tấu tạo nên sự khác biệt và đặt trưng trong món cà ri của Nhật và cà ri phương tây thưởng thức món cơm cà ri đặc trưng của Nhật Bản, ta sẽ cảm thấy rất thích thú bởi những kích thích mà nó tác động lên vị giác 

 

 

4. Cá nóc.

Chế biến cá nóc là cả một nghệ thuật khi phải cẩn thận loại bỏ hết chất độc của cá  và  chế biến cá thành những miếng thịt mỏng tang rồi trang trí thật công phu lên những cái đĩa gốm sứ có vẽ hoa văn tinh xảo.Các bếp trưởng bậc thầy đã cắt ra thành hình dạng những cánh hoa cúc trắng, núi Phú Sỹ hoặc thành hình các loài động vật như chim công, rùa và bướm. Mỗi đĩa cá nóc là một tác phẩm nghệ thuật. Mỗi món ăn là một kỳ công khoa học.

 

 

5 . Tempura

Là một trong những món ăn truyền thống của Nhật. Rau củ, đồ hải sản được tẩm bột rồi chiên dòn. Các nguyên liệu phổ biến thường thấy trong món tempura: tôm, củ sen, đậu bắp, 1 loại ớt sừng không cay, cà tím, khoai lang đỏ, rau thơm, nấm…

 

 

6. Cơm nắm.

Cơm nắm Onigiri truyền thống Nhật Bản đặc trưng với vị chua của mơ muối và vị mặn của cá biển.

 Thêm vào đó, những hình thù ngộ nghĩnh cùng sự đa dạng sắc màu Những nắm cơm được làm băng đôi bàn tay khéo léo với đủ hình thù và kiểu dáng sẽ khiến bữa thơm thêm phần hấp dẫn

Cơm nắm rong biển hình chim Đô rê mon

 

7. Takoyaki (たこ焼き, 蛸焼) là một loại bánh nướng ăn nhẹ có hình cầu làm bằng bột mì với nhân bạch tuộc, nướng trong chảo takoyakiki. Thành phần chính của nhân bánh là bạch tuộc băm hay thái hạt lựu có thể độn thêm một số thứ khác và rắc thêm một số gia vị cũng như còn được tẩm với nước sốt tùy vào công thức mà chúng có thể khác nhau. Vì nhân chính của bánh là tako (bạch tuộc) và sau đó yaki (nướng) nên có thể gọi nó là Bánh bạch tuộc nướng.

 

Takoyaki ban đầu được bán tại Osaka nơi ở của một người bán thức ăn đường phố có tên Endo Tomekichi. Cũng chính vì vậy mà món ăn này được xem là món ăn đặc trưng của thành phố Osaka.

8. Yakisoba (焼きそば), nghĩa là mì xào hoặc Sōsu Yakisoba (ソース焼きそば), mì xào nước sốt, là một món ăn Nhật Bản nhưng có nguồn gốc từTrung Quốc và được coi là một biến thể của miến xào (炒 面) Trung Quốc. Món ăn này lần đầu xuất hiện tại những tiệm ăn Nhật Bản khoảng đầu thế kỷ 20. Mặc dù soba có nghĩa là kiều mạch, mì yakisoba được làm từ bột mìtương tự như ramen. Nó có mùi vị đặc trưng với nước sốt ngọt đặc quánh giống như dầu hào.

9. Yakikushi

Yakikushi là những đồ xiêng nướng có thể là thịt gà, thịt bò cuộn nấm, sụn gà, tim gà và có thể kèm theo các củ quả như đậu bắp, hành tây, tỏi cà rốt… Đây là món ăn khoái khẩu của giới trẻ Việt Nam khi đến với ẩm thực Nhật.

 

 

 

 10. Wagashi- Bánh ngọt truyền thống Nhật Bản.

 Từ “wagashi” bắt nguồn từ từ “kashi”, dịch nghĩa là “kẹo” hay các món ngọt, tuy nhiên thủa xưa nói đến “kashi” là nói đến các loại hạt ngũ cốc (nuts), các loại quả dâu (berries) và hoa quả (fruits). Từ “wagashi” bắt đầu được sử dụng từ thời Meiji để phân biệt với các loại bánh ngọt đến từ phương Tây (wa – từ để chỉ Nhật Bản).

Wagashi có nguồn gốc từ thời Yayoi (300 năm trước công nguyên), lúc đó wagashi chỉ đơn thuần là các món ngọt làm từ hoa quả và các loại hạt. Khi kĩ thuật xay nghiền các loại lương thực phát triển thì wagashi cũng được ảnh hưởng rất nhiều khi bột làm từ lúa mì, gạo nếp, gạo tẻ, đỗ và các loại lương thực khác được đưa vào dùng làm wagashi. Vị ngọt của bánh trước đây phụ thuộc vào vị ngọt tự nhiên của hoa quả và hạt thì việc sản xuất được đường đã làm thay đổi các công thức tạọ vị ngọt cho bánh.

Tới thời kì Edo (1603), wagashi thực sự phát triển mạnh mẽ cùng với các cuộc thông thương giữa Nhật và nước ngoài. Nếu như trước đây chỉ có những tầng lớp thượng lưu mới được thưởng thức wagashi thì nay wagashi trở nên phổ biến hơn rất nhiều và đi vào tầng lớp trung lưu. Wagashi bắt đầu xuất hiện thường xuyên trong các bữa tiệc trà đạo, các bữa ăn nhẹ buổi chiều, và đặc biệt được sử dụng làm quà tặng sang trọng. Hình những chiếc bánh xinh xắn như thế này thật không nỡ ăn.

 

 

 

 

12. Mizu shingen mochi

Loại bánh mới có tên gọi Mizu shingen mochi có nghĩa là bánh nước. Đây là một sự biến tấu của bánh gạo, shingen mochi nổi tiếng của Nhật Bản. Nó cũng là sản phẩm độc quyền của Công ty Kinseiken Seika

chiếc bánh hoàn toàn trong suốt trông như một tinh thể long lanh. Nó được làm từ nước được lấy từ dãy núi phía nam Nhậ Bản, ngọt nhẹ, và tạo nên hinh dạng nhất định, nên vì sao nó được gọi là mizu shingen mochi – bánh nước, theo giới thiệu tù Kinseiken chiếc bánh có thể tan chảy trong miệng của bạn. Chiếc bánh chỉ giữ được hinh dáng trong 30 phút, nên bạn chỉ có thể thưởng thức chiếc bánh ngay tại cửa hàng.

 

Mizu shingen mochi

Bánh nước được giới thiệu như là một món ngọt vào mùa hè năm ngoái và giờ đây nó lại là chủ đề “nóng hổi” trong mùa hè năm nay.

CÔNG TY CP GIÁO DỤC QUỐC TẾ THUẬN PHÁT 
Địa chỉ: Số 1 ngõ 2 Nguyễn Khả Trạc, Mai Dịch , Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 0977.699.858 
Email: duhocthuanphat@gmail.com
Website: www.thuanphat.edu.vn

 

Bài viết cùng danh mục