Lễ hội thành nhân - nét văn hóa độc đáo của người Nhật Bản

Lễ thành nhân là một trong những quốc lễ của Nhật Bản, được tổ chức vào ngày thứ hai của tuần thứ hai trong tháng đầu tiên của một năm. Seijjinshiki có nguồn gốc từ một nghi thức cổ xưa của Nhật được gọi là Genpuku (元服).

 

le-thanh-nhan-nhat-ban

 

Đây thực chất là lễ trưởng thành dành cho các bé trai của những gia đình samurai quyền quý. Genpuku mới đầu không quy định rõ độ tuổi nào được coi là “trưởng thành” tuy nhiên từ thời kì Nara (710 – 794) đến thời kỳ Heian (794-1192) thì lễ được tổ chức cho những bé trai trong khoảng 13 đến 16 tuổi (lễ trưởng thành của các bé gái thời này được gọi là mogi cho các bé từ 12-14 tuổi).

Từ năm 1948 nó được tổ chức nhằm chúc mừng và động viên tất cả những người vừa đạt đến tuổi trưởng thành (theo luật Nhật Bản là 20 tuổi ) trong năm rồi và giúp họ nhìn nhận bản thân đã trở thành người lớn ngày này được Chính phủ Nhật Bản chính thức coi là một ngày lễ. Hoạt động của ngày lễ gồm có nghi thức Thành Nhân tổ chức ở các văn phòng địa phương và vùng, và buổi tiệc sau đó với gia đình và bạn bè. Và theo Luật pháp của Nhật Bản thì những người đã “ thành nhân này” co quyền bầu cử, có thể hút thuốc, có thể uống rượu thoải mái mà không sợ những người lớn hay cảnh sát cảnh cáo.

 

kimono-nhat-ban

 

Vào ngày này, phụ nữ Nhật thường mặc quốc phục kimono đắt tiền nhất với một vòng bông ở cổ, nam giới thì mặc kimono hay là bộ áo màu đen..

Đây không chỉ là một dịp lễ có ý nghĩa đối với bản thân người “thành nhân- trưởng thành” với gia đình của họ mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với cả đất nước trong trình trạng dân số của Nhật đang ngày càng già đi. Những người này sẽ là chủ nhân của đất nước, tuy nhiên số lượng người tròn 20 tuổi  tại đất nước này đang ngày càng giảm sút theo thống kê của Chính phủ Nhật thì năm 2014 Nhật Bản có 1.2210.000 người bước vào độ tuổi 20 chiếm 0.9% dân số đây là con số thấp nhất từ trước đến nay tại Nhật. Đối với du khách thì đây quả thật là một lễ hội đặc sắc và đáng tham dự nhất khi ngắm nhìn các cô gái Nhật Bản trong trang phục Kimono truyền thống mà không thể dời mắt cũng như tham dự các hoạt động thú vị khác trong lễ hội này.

Nguồn: thuanphat.edu.vn sưu tầm

Xem thêm:

-->> Văn hóa chào hỏi của người Nhật Bản

-->> Đôi nét về cuộc sống tại Nhật Bản

 

--------------CHI TIẾT VUI LÒNG LIÊN HỆ ---------------

TỔ CHỨC GIÁO DỤC VÀ NHÂN LỰC QUỐC TẾ THUẬN PHÁT 

Địa chỉ : Số 15 Ngõ 7 Nguyễn Khả Trạc, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 0961.832.555 | 024.6660.2588 

Email: duhocthuanphat@gmail.com

Websitewww.thuanphat.edu.vn

Bài viết cùng danh mục