Những kinh nghiệm khi đến Nhật Bản du học

Đi du học là đồng nghĩa với việc bạn phải hoàn toàn tự lập trên một miền đất mới, một môi trường mới nên chắc hẳn các bạn sẽ băn khoan và lo lắng. Những kiến thức về cuộc sống và xã hội dưới đây sẽ là những hành trang quý báu sẽ theo bạn trong những ngày đầu tiên đặt chân tới Nhật Bản


1. Tiền tệ

Đồng tiền của Nhật Bản là đồng Yên, gồm có 6 mệnh giá tiền kim loai và 4 mệnh giá tiền giấy. Các loại tiền kim loại gồm đồng 1 yên, đồng 5 yên, đồng 10 yên, đồng 50 yên, đồng 100 yên và đồng 500 yên. Các loại tiền giấy gồm tờ 1000 yên, tờ 2000 yên, tờ 5000 yên và tờ 10.000 yên. Trong đó tờ 2000 yên (được phát hành vào năm 2000) với số lượng rất ít nên chúng ta ít thấy xuất hiện trong ác giao dịch bình thường.

Tiền kim lọai (tiền xu) không thể thiếu trong cuộc sống của người Nhật vì nó gắn liền với hệ thống máy bán hàng tự động và cả trong giao thông cộng và cuộc sống thường nhật.
Bạn có thể dễ dàng mua thức uống, thức ăn, gọi điện thoại hay đi tàu điện ngầm bằng tiền xu hầu hết ở bất kỳ đâu trên lãnh thổ nước Nhật. Khi bạn đi vào siêu thị hoặc các trung tâm thương mại, nhà ga … và thậm chí trên xe bus đều có thể tìm thấy các máy đổi tiền lẻ tự động.

Hầu hết các trung tâm thương mại và khu mua sắm ở Nhật chỉ sử dụng tiền Yên và không sử dụng một ngọai tệ nào khác trừ một số ít cửa hàng chuyên bán hàng cho người nước ngòai.

 

 


2. Chi phí sinh hoạt

Tuy nhiên, Nhật Bản lại là một trong những nước đắt đỏ nhất thế giới, trong đó có thủ đô Tokyo. Việc chi tiêu hàng ngày của các bạn du học sinh ngoài tiền học ra còn rất nhiều các khoản chi tiêu khác.

Bạn có thế đến các  cửa hàng 100 yên (khoảng 20.000 đồng) ở đó bán tất cả mọi thứ đồng giá, từ đồ gia dụng đến đồ ăn. Có thể nói đây là thiên đường cho những ai thích mua sắm. 

Có một điều mà hầu như ai lần đầu tiên tới Nhật cũng đều mắc phải là thói quen mua đồ quy đổi sang tiền Việt. Nhìn chung đồ ăn thức uống và các đồ gia dụng nếu so với mức lương người Nhật làm ra thì nó rất rẻ. Ở Nhật, nó chỉ đắt ở các dịch vụ phục vụ chăm sóc con người. Nếu cứ quy đổi tiền Nhật sang tiền Việt thì bạn sẽ choáng ngợp và cứ mặc định là giá cả ở Nhật đắt đỏ.

Nhật là một đất nước mà bạn sẽ không sợ bị đói vào ban đêm, các cửa hàng tiện lợi bán 24/24, bạn có thể mua đồ tại đó rồi có lò vi sóng và chỗ ngồi để ăn ngay. Thường thì mọi người mới sang nên thấy cái gì cũng mới lạ, cũng đều muốn mua. Chính vì thế mà chỉ sau 1 tháng, không ít bạn đã tiêu gần hết số tiền mang theo.

Nếu không ở KTX, các bạn có thể tiết kiệm bằng cách cùng thuê trọ và nấu ăn chung, sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí đó. Ngoài ra du học sinh khi ở đây đã có rất nhiều cách tiết kiệm rất hay ho. Về nhà cửa thì có thể sống chung 6 người một nhà, ăn uống thì cứ lựa những khuôn giờ tầm 22h trở đi là các mặt hàng như rau và thức ăn làm sẵn trong ngày sẽ giảm giá. Lúc ấy tha hồ mua về tích trữ trong tủ lạnh. Giải pháp tự nấu ăn vẫn là tiết kiệm nhất.

 

3. Trường học

Giờ học ở trường: Rất thú vị. Đôi khi ồn ào nếu bạn gặp được giáo viên vui vẻ. Nhưng bạn đừng nghĩ đơn giản mà không làm bài tập và ôn luyện mỗi ngày nhé! Cho dù thời gian đầu kiến thức được học có lẽ thấp hơn trình độ của bạn nhưng bạn phải học mỗi ngày để khi thi cử không bị bội thực kiến thức.

Đối với các bạn chưa giỏi tiếng Nhật thì đây là một điều vô cùng khó khăn trong việc tiếp thu bài giảng . Bạn có thể sử dụng tiếng Anh để giao tiếp với mọi người tuy nhiên cũng cần cố gắng học tiếng Nhật một cách nghiêm túc. Vấn đề ngôn ngữ có thể giải quyết bằng cách mượn bài vở ghi của các bạn người Nhật, mượn sách tham khảo ở thư viện hoặc ghi âm lại bài giảng của thầy cô giáo sau đó dành thời gian nghe giảng lại ở nhà cho đến khi bạn có thể hiểu được vấn đề trong bài giảng

Giao tiếp, kết bạn: Thời gian ở trường học là thời gian tốt để giành cho việc giao tiếp và kết bạn, ngoài giờ học bạn có thể mạnh dạn giao tiếp bằng vốn tiếng Nhật đôi khi có thể dùng tiếng Anh và thậm chí là ngôn ngữ cơ thể, đừng ngại ngùng điều đó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc nâng cao vốn tiếng Nhật của mình và có những người bạn thật tốt.

Học bổng: Ngày nay, số lượng du học sinh ở Nhật Bản ngày một nhiều, vì vậy việc xin học bổng cũng ngày càng khó khăn. Qua bảng thông báo của nhà trường, những cuốn sách hướng dẫn tìm kiếm học bổng cho du học sinh và qua thông tin từ bạn bè, tôi đã lập một danh sách những học bổng mà mình thoả mãn điều kiện dự tuyển, sau đó tôi đã nộp hồ sơ xin học bổng rất nhiều lần. Những học bổng có giá trị cao, đối tượng tuyển rộng rãi (không giới hạn quốc tịch, ngành nghề chắng hạn) là những học bổng rất khó xin. Sau nhiều lần nộp hồ sơ tôi nhận thấy rằng, thành tích học tập cùng với bộ hồ sơ chuẩn bị thật chu đáo là những yếu tố quan trọng quyết định bạn có được chấp thuận hay không. Bộ hồ sơ xin học bổng thường bao gồm Bảng thành tích học tập, Giấy chứng nhận đã đăng ký cư trú dành cho người nước ngoài, Bản kế hoạch nghiên cứu, kế hoạch học tập… Vì phải tiến hành nộp đơn nhiều lần, nên theo tôi để tiết kiệm thời gian cho mỗi lần nộp đơn bạn nên luôn chuẩn bị sẵn những giấy tờ nêu trên. Ngoài ra, từ thời điểm nộp đơn xin học bổng đến thời điểm được chấp thuận là một khoảng thời gian khá dài, nên bạn cũng cần theo dõi xem tiến trình đến đâu.

 

4. Việc làm thêm

Theo điều tra của JASSCO có khoảng 76% du học sinh đi làm thêm. Công việc phổ biến nhất của các bạn là phụ việc trong nhà hàng, bán hàng, gia sư, công tác nghiên cứu, lễ tân khách sạn, nhặt bóng. Tiền lương của các bạn nhận được còn tùy vào vùng mà các bạn làm việc. Ví dụ phục vụ trong nhà hàng mỗi giờ được 800 yên đến 1200 yên, nếu làm 28 tiếng 1 tuần được 22.400 yên đến 33.600 yên.

Sau khi được Cục nhập cảnh địa phương gần nhất cho phép thì du học sinh mới được phép đi làm thêm theo các điều kiện sau đây:

- Không ảnh hưởng đến việc học.

- Mục đích đi làm thêm là để trang trải tiền học phí và các chi phí cần thiết khác, chứ không phải đi làm để dành tiền gửi về nhà.

- Không làm các công việc ảnh hưởng xấu đến phong tục tập quán và tư cách, đạo đức của du học sinh.

- Một tuần làm thêm 28 tiếng (có thể làm 8h/ngày vào các dịp nghỉ lễ)

- Làm thêm trong thời gian tạm trú tại trường

Kể từ ngày 9/7/2012, học sinh có thể xin phép các hoạt động ngoài tư cách tại các cảng hàng không { có thể cấp “Thẻ cư trú” khi xuống sân bay (các cảng hàng không Narita, Haneda,Chyubu,Kansai)

Lưu ý: Nếu không có giấy phép, làm quá giờ cho phép, làm công việc không phù hợp với nội dung cho phép thì sẽ bị phạt hoặc trục xuất về nước.

 

xin-viec-lam-them-o-nhat-ban


5. Cuộc sống ở Nhật Bản

Ở Nhật Bản, bất cứ cái gì bạn cần đều có thể mua được. Hệ thống những cửa hàng tiện ích mở cửa 24 tiếng một ngày có ở khắp nơi. 

Ở Nhật người ta ít sử dụng xe máy. Hệ thống xe buýt và tàu điện ở Nhật Bản rất phát triển giúp bạn đi tới bất cư nơi đâu bạn muốn trên nước Nhật. Nên bạn chỉ cần mua thêm chiếc xe đạp là tiện lợi nhất. Phần lớn sinh viên ở Nhật sử dụng xe đạp làm phương tiện đi lại.

Cuộc sống ở Nhật là một thử thách rất lớn, người Nhật rất đáng để cho chúng ta học hỏi. Nếu biết cách sống của họ chắc chắn họ sẽ đối xử rất tốt với chúng ta. Vậy nên, với những ai đang có ý định du học Nhật hãy chịu khó tìm hiểu kỹ văn hóa để dễ thích nghi hơn

Vào ngày nghỉ, bạn có thể tranh thủ đi thăm các di tích lich sử, danh lam thắng cảnh, chùa chiền hoặc đi dạo tại các trung tâm mua sắm

 

6. Thức ăn ở Nhật

Thức ăn chế biến sẵn rất nhiều nhưng đắt và có lẽ không hợp khẩu vị người Việt Nam lắm. Vì vậy trước khi đến Nhật bạn nên chuẩn bị một ít đồ ăn khô và gia vị để có thể sử dụng khi chưa thích ứng được với những món ăn tại Nhật. Yakiniku (thịt nướng) và norimaki (cơm cuốn rong biển) là những món ăn khá ngon. Nhưng tốt hơn, nên cùng nhau làm món Việt Nam mỗi ngày sẽ vui và dễ ăn hơn, thỉnh thoảng đổi món sushi hoặc sashimi nhé.

Nguồn: thuanphat.edu.vn sưu tầm

Xem thêm:

-->> Trước khi du học cần tham khảo kinh nghiệm của người đi trước

-->> 5 cách tiết kiệm tiền hiệu quả khi du học

 

--------------CHI TIẾT VUI LÒNG LIÊN HỆ ---------------

TỔ CHỨC GIÁO DỤC VÀ NHÂN LỰC QUỐC TẾ THUẬN PHÁT 

Địa chỉ : Số 15 Ngõ 7 Nguyễn Khả Trạc, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 0961.832.555 | 024.6660.2588 

Email: duhocthuanphat@gmail.com

Websitewww.thuanphat.edu.vn

Bài viết cùng danh mục